Phần này tôi sẽ trình bày cho các bạn một số nguyên tắc cơ bản về SEO, về kết quả tìm kiếm cũng như quy trình SEO chuẩn.
Đây là bài mở màn cho chuyên đề Học Làm Seo Nhanh Qua Ví Dụ. Có thể sẽ có một số thuật ngữ vô tình tôi làm bạn thắc mắc, nhưng đừng bận tâm, hãy để lại comment, tôi sẽ trả lời.
Vì bạn chưa đăng ký thành viên hoặc bạn chưa đăng nhập nên nội dung dưới đây chỉ là nội dung xem thử, một số đoạn sẽ được cắt điQuy trình SEO chuẩn là phần đặc biệt quan trọng, các phần sau đó sẽ dựa trên các bước trong quy trình này.
Cho đến nay, Google vẫn là công cụ được sử dụng nhiều nhất để tìm kiếm thông tin, là Search engine (SE) phổ biến nhất. Trong chuyên đề này, tôi chỉ trình bày về SEO cho Google và tuân theo tài liệu hướng dẫn của Google.
Mục lục
1. SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization. Quan tâm tới mục đích của SEO ta có thể nói SEO là tập hợp các biện pháp nhằm giúp webpage có vị trí cao trong kết quả tìm kiếm với một từ khóa mục tiêu.
Ở đây có 3 điểm cần chú ý:
- Làm SEO là làm cho một webpage, không phải website.
- Vị trí cao: tức là ở trên trong danh sách các kết quả mà bộ máy tìm kiếm gợi ý người dùng.
- Từ khóa mục tiêu: Là từ khóa mà mình muốn khi người dùng tìm kiếm nó, webpage của mình có thứ hạng cao. Không thể làm SEO cho một webpage với nhiều từ khóa mục tiêu. Sẽ có phần bàn về cách chọn từ khóa mục tiêu sau, trong chuyên đề này.
2. Vị trí của SEO trong chiến lược phát triển Website.
SEO là một trong những phương tiện mang đến khách hàng cho dự án của bạn thông qua lượng truy cập có được từ các bộ máy tìm kiếm.
Bạn làm SEO tốt, lượng truy cập có nhu cầu sẽ cao và từ đó biến các truy cập đó thành khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Đó là vị trí của SEO trong chiến lược phát triển website.
3. Giới thiệu về kết quả tìm kiếm Google
Khi tìm kiếm Google, kết quả tìm kiếm của nó (Thường gọi tắt là SERP) sẽ có các bố cục khác nhau tùy thuộc vào từ khóa tìm kiếm, tùy thuộc vào thời điểm. Dưới đây chỉ giải thích một số layout thường gặp mà bản thân thấy giúp ích cho bạn để hình thành kiến thức tổng quát.
Kết quả tự nhiên: (Phần có nền màu trắng) là kết quả không phải bỏ tiền cho Google, ai làm SEO giỏi thì được ở vị trí cao.
Kết quả quảng cáo Adsense (Phần có nền màu vàng) là kết quả phải bỏ tiền cho Google thông qua chương trình quảng cáo gọi là Adsense, khách click vào đó thì Google sẽ tính tiền người quảng cáo.
Đây cũng là một bố cục của trang SERP mà bạn hay gặp. Cột trái là các thông tin tìm kiếm phù hợp với từ khóa, cột phải là địa điểm phù hợp với từ khóa đó.
Trong kết quả trên, người tìm muốn mua quần áo Si ở TP HCM nên gõ vào Google cụm “Quan ao si hcm”. Và đó là kết quả mà Google trả về. Cột trái là các webpage mà Google nghĩ khách có thể tham khảo các trang đó để tìm Quần áo Si ở HCM, cột phải nó hiện ra shop có tên Quần Áo SI ở Gò Vấp, HCM.
Ngoài ra, còn rất nhiều bố cục khác nhau mà bạn có thể tự tìm hiểu.
4. Nội dung mà Google đọc được.
Để Google có thể xếp hạng trang web trên SERP thì điều bắt buộc là hãy cho phép Google đọc nó. Phần này tôi sẽ trình bày kĩ trong các mục sau. Còn trong mục này, tôi chỉ trình bày những loại ND mà Google đọc được, được xếp tứ tự theo mức ưu tiên, đánh giá theo độ thân thiện với Google, dựa vào đó để định hướng thiết kế website giúp cho việc SEO webpage của bạn được dễ dàng hơn và khỏi bị “công toi”:
- Text, văn bản, chữ: Google đọc tốt, và đây là điểm cơ bản.
- Hình ảnh: Google không đọc được ND của hình ảnh nhưng nó đọc được các thuộc tính của hình ảnh (file name, thẻ alt, kích thước, ngày tạo,…)
- Các thẻ định dạng HTML
- Microdata, Richsnippets
Flash: Google chưa đọc tốt flash. Vì vậy nếu bạn đưa ND vào flash là bạn đang gây khó dễ cho Google!Javascript: Google chưa có cơ chế đọc tốt javascript. Vì vậy những ND nào được hiển thị ra thông qua javascript thì coi như “làm khó” cho Google
5. Nguyên tắc chung khi SEO.
Khi làm SEO, để đảm bảo bạn không trật đường ray, tôi khuyên bạn hãy luôn luôn tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Nội dung và bố cục hướng tới người dùng:
- Mọi yếu tố trên page đều phải phục vụ người dùng;
- Tìm mọi cách đưa nội dung đến với người dùng;
- Tính duy nhất của page, nội dung không được lặp lại hay được copy-paste quá nhiều. Hãy đảm bảo rằng trong website của mình, page này là duy nhất.
- Định hướng người dùng tốt: Phải bố trí hệ thống menu cũng như liên kết định hướng người dùng xem các ND trong website.
- Phổ biến page: Tận dụng mọi khả năng, giới thiệu có kiểm soát trang web đến người khác.
- Phương thức thỏa thuận với SE: Sử dụng tập tin robots.txt cũng như các thẻ meta robots, rel,… để thỏa thuận với SE vè cách thức lấy dữ liệu.
6. Quy trình SEO.
SEO không phải là một việc quá khó khăn song nó lại đòi hỏi phải được thực hiện đúng trình tự. Bạn phải biết sắp xếp các công việc trong SEO theo đúng quy trình mà tôi sẽ mô tả. Nếu không, bạn sẽ không thành công, hoặc nếu có thì hiệu suất sẽ rất thấp.
Đúc kết kinh nghiệm làm SEO cho nhiều hệ thống, tôi rút ra được quy trình SEO được mô tả theo sơ đồ như sau:
Quy trình SEO chuẩn là phần đặc biệt quan trọng, các phần sau tôi sẽ triển khai dựa trên các bước trong quy trình này.
Dưới đây tôi xin lý giải chi tiết quy trình này:
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa (Keywords – KWs) mình cần làm SEO cho webpage của mình.
Bước 2: Làm SEO on-page. Tức là tiến hành làm nội dung, xử lý hình ảnh, chèn liên kết, bố trí menu, định dạng nội dung cho phù hợp và tối ưu nhất.
Bước 3: Làm SEO off-page. Tức là tiến hành các thao tác bên ngoài webpage, hướng người dùng vào webpage, tăng độ tin cậy cho webpage,…
Bước 4: Thống kê. Sử dụng các công cụ để thống kê hiệu quả làm SEO, xử lý số liệu để đưa ra giải pháp tối ưu, từ đó quay lại bước 2 rồi bước 3 xoay vòng.
Chú ý: Đôi khi cũng phải quay lại bước cơ bản, bước 1 để đánh giá lại từ khóa, chọn lọc và tối ưu từ khóa. Phần này hết sức quan trọng nhưng cũng có rủi ro, vì vậy tôi để mũi tên đứt nét nhằm nhắc nhở bạn hãy làm bước 1 cho thật tốt, tránh để ảnh hưởng nặng nề sau này.
Các phần sau trong chuyên đề SEO này sẽ dựa trên các bước này triển khai.
Mời các bạn xem tiếp Bài 2 – Google tìm kiếm làm việc như thế nào?
Trần Triệu Phú – Trungtamtinhoc.edu.vn